Mở tiệm tóc cần những trang thiết bị gì? Đó là thắc mắc của khá nhiều bạn trẻ bắt tay vào khởi nghiệp kinh doanh ngành dịch vụ làm tóc. Để giúp bạn hình dung rõ hơn về những vật dụng cũng như chi phí cần phải ước chừng khi mở Spa, cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Mở tiệm cắt tóc cần chuẩn bị những trang thiết bị gì ?
1. Các dụng cụ làm tóc
Nhắc đến việc mở tiệm tóc, không thể nào bỏ qua danh mục quan trong là các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ làm tóc. Bạn cần cân nhắc về quy mô tiệm làm tóc của mình để lựa chọn số lượng cũng như chất lượng trang thiết bị cho phù hợp. Bạn có thể ước tính chi phí danh sách các sản phẩm có thể lên như sau:
- Ghế cắt tóc, bàn, kệ, tủ để dụng cụ làm tóc
- Gương lớn để bày trí ở tiệm
- Các loại máy chuyên dụng như máy sấy, máy dập, máy uốn, máy hấp tóc ….
- Kéo cắt tóc, lược, áo choàng,
- Lô uốn, kẹp tóc, miếng giữ nhiệt, túi ủ tóc, ….
- Các dụng cụ khác như: kẹp cố định tóc, kẹp ghim, dây cột tóc, khẩu trang, nước uống cho khách , …..
- Giường nằm gội đầu, bồn kê gội, ….
2. Các sản phẩm làm tóc
Sản phẩm làm tóc sẽ là những dòng chủ đạo được salon hay tiệm tóc của bạn sử dụng. Nên chọn cùng 1 thương hiệu, cùng 1 nhãn hàng để thể hiện tính chuyên nghiệp và mang lại sự an tâm cho khách hàng.
Dựa vào thị trường khách hàng mà cửa hàng của bạn muốn nhắm đến, cao – trung bình – thấp mà lựa chọn nhãn hiệu với giá thành phù hợp. Bao gồm các sản phẩm làm tóc cần chuẩn bị như:
- Dầu gội, dầu xả
- Thuốc, hoá chất làm tóc: thuốc nhuộm tóc các màu, thuốc uốn, thuốc duỗi, tinh dầu, dầu ủ tóc, …
- Các dòng sản phẩm chăm sóc cho tóc khô, tóc dầu, tóc gàu, tóc gãy rụng, ….
Bạn có thể nhập thêm các dòng sản phẩm dưỡng tóc đa dạng với kích cỡ khác nhau để phục vụ khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm tự chăm sóc tại nhà.
3. Các ấn phẩm, sản phẩm giới thiệu
Cửa hàng tóc của bạn cần có sự thống nhất về các sản phẩm, nhãn hiệu cũng như màu sắc và cách bày trí. Thể hiện lên phong cách chuyên nghiệp dù ở quy mô lớn hay nhỏ, cần chuẩn bị:
- Thiết kế tiệm tóc theo phong cách cổ điển, hiện đại, vintage, ….
- Thiết kế bảng hiệu cửa hàng
- Có bảng giá chi từng dịch vụ rõ ràng
- Thiết kế Namecard, thẻ dịch vụ ….
- Thiết kế mẫu catolog để khách hàng chon kiểu tóc và màu tóc muốn làm
Lưu ý rằng: Các chi phí về ấn phẩm khá thấp, nếu đầu tư 1 lần từ đầu sẽ giúp cho khách hàng có lòng tin hơn khi bước chân đến cửa hàng của bạn.
4. Phần mềm quản lý salon – tiệm tóc
Đối với các cửa hàng hiện đại ngày nay, việc quản lý cửa hàng trên giấy tờ hay excel không còn được tối ưu nữa. Thay vì bạn phải mất thời gian thống kế, và quản lý nhân viên, hàng hoá mỗi ngày thì việc nên lựa chọn mua phần mềm quản lý Spa tốt / phần mềm quản lý tiệm tóc sẽ giúp bạn quản lý cửa hàng dễ dàng hơn khi không có mặt.
Các phần mềm quản lý Salon hiện nay đều hỗ trợ khách hàng các tính năng như:
- Tính bill cho khách hàng
- Quản lý thu chi của cả cửa hàng
- Quản lý hàng hoá nhập, xuất
- Quản lý lịch sử đến tiệm tóc của khách hàng giúp thúc đẩy các chương trình khuyến mãi
- Báo cáo, thống kê doanh số theo tháng, quý năm, …. Đơn giản không cần đến kế toán
- Giúp đặt lịch hẹn với khách hàng, giải quyết tình trạng quá tải của cửa hàng
- Giúp bạn quản lý được doanh số cửa hàng từ xa khi không có mặt trực tiếp
Hiện nay phần mềm quản lý Salon của Easysalon đang có chương trình khuyến mãi trong năm 2020 tặng máy in khi đăng ký sử dụng phần mềm.
» Tìm hiểu chi tiết: Báo giá phần mềm quản lý tiệm tóc tặng máy in
Trên đây là những trang thiết bị cần chuẩn bị khi mở tiệm tóc mà salon cần chuẩn bị. Hy vọng có thể giúp bạn hình dung được những chi phí cần phải chuẩn bị cho cửa ha