Sau vụ cháy của nhà máy Rạng Đông rất nhiều người lo lắng về vấn đề nhiễm độc thủy ngân. Vậy làm sao để biết mình có bị nhiễm độc hay không. Mức độ nguy hiểm của việc nhiễm độc thủy ngân này như thế nào. Để giúp bạn và người thân của mình có thể nhanh chóng phát hiện ra các dấu hiệu nhiễm độc và có các biện pháp phòng ngừa phù hợp trong bài viết này Congnghe247.info sẽ cung cấp cho bạn thông tin về dấu hiệu nhiễm độc cũng như mức độ nguy hiểm.
Triệu chứng khi bị nhiễm độc thủy ngân
- Ở mức độ nhẹ khi mới hít phải khí độc thủy ngân sẽ có các triệu chứng như là run rẩy tay chân, mất ngủ, cơ bắp mệt mỏi, nhức đầu, …
- Ở mức độ nặng hơn sẽ có các biểu hiệu rõ ràng như sau:
- Với người lớn: Yếu cơ, có vị kim loại trong miệng, Buồn nôn và ói mửa, Thiếu kỹ năng vận động hoặc phối hợp, khó đi lại hoặc đứng thẳng, không có cảm giác ở tay, mặt hoặc các khu vực khác, thay đổi về thị giác, thính giác hoặc lời nói, khó thở…
- Với trẻ em: Ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ như giảm kỹ năng vận động, nhận thức chậm, khó khăn khi phối hợp tay và mắt.
Nhiễm độc thủy ngân nguy hiểm như thế nào?
Theo Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), hơi thủy ngân sẽ tác động tới hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, khiến cho các cơ quan, bộ phận trên cơ thể người như: phổi, thận, da, mắt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Khí độc hại này sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch, hủy hoại nhiễm sắc thể, gây ra các đột biến về hệ thần kinh của bào thai và trẻ em bao gồm: điếc, mất trí nhớ, thay đổi nhân cách, thiếu máu…
- Người bị nhiễm độc thủy ngân cấp tính sẽ bị viêm thận, đạm huyết tăng, có nguy cơ nhiễm axit, giảm clo huyết dẫn tới loét miệng, nôn ra máu, bỏng đường tiêu hóa, thở khó, co giật cơ, mê sảng, chuột rút và trường hợp xấu hơn nếu không được xử lý, cấp cứu kịp thời sẽ thiệt mạng nhanh chóng chỉ trong khoảng từ 24 đến 36 giờ.
- Nhiễm độc quá nặng sẽ bị xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột, giảm chức năng vận động, rối loạn thị giác và nguy cơ dẫn tới tình trạng biến đổi gene hay ung thư đặc biệt nguy hiểm.
- Tiếp xúc với thủy ngân trong thời gian dài sẽ có gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như: Gây bỏng trực tiếp niêm mạc, mất máu, mất nước, chảy máu chân răng, cản trở hoạt động của các enzyme, các tế bào và làm tổn thương vĩnh viễn các cơ quan nội tạng và có thể thiệt mạng.
Như vậy nhiễm độc thủy ngân thực sự rất nguy hiểm và nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.
Cách phòng chống nhiễm độc thủy ngân sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông
Để đảm bảo sức khỏe người dân sau vụ cháy các cấp lãnh đạo đã có công văn yêu cầu người dân cùng phối hợp để phòng tránh việc ngộ độc:
- Cần sơ tán trẻ nhỏ, người già, ốm bệnh ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của cháy, thời gian sơ tán từ 1-10 ngày.
- Không tiêu thụ các loại rau, hoa quả, gia cầm, cá, lợn… trong bán kính 1 km kể từ tâm đám cháy trong thời gian 21 ngày.
- Các loại rau, trái cây tự trồng trong bán kính 500 m cần được tiêu huỷ.
- Không sử dụng nước tại các bể hở trong bán kính 1 km từ tâm đám cháy.
Ngoài ra, nên sử dụng khẩu trang và các trang phục có tính che chắn cao tránh để hơi thủy ngân tiếp xúc với cơ thể. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của việc ngộ độc thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Hy vọng với những thông tin Congnghe247.info cung cấp bạn sẽ có thể hiểu hơn và chủ động phòng tránh được mức độ nguy hiểm khi bị nhiễm độc thủy ngân!
» Tin mới nhất:
- Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Canh Tý năm 2020 mới nhất.
- Mạng xã hội Lotus của người Việt là gì?
- Sự kiện Liên Quân 2/9: Nhận tướng và trang phục Free toàn Server.
- Mở thẻ tín dụng Sacombank không cần chứng minh nhân dân.