Nhằm hỗ trợ những người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 chính phủ đã ra rất nhiều nghị quyết khác nhau. Mới đây nhất là nghị quyết 116 hỗ trợ từ 1.800.000đ đến 3.300.000đ cho người bị thất nghiệp bởi dịch Covid. Cách nhận hỗ trợ theo nghị quyết 116 siêu đơn giản nên bạn đừng bỏ lỡ, hãy thực hiện ngay để có thể nhận được tiền từ nhà nước.
Hướng dẫn nhận hỗ trợ theo nghị quyết 116 của chính phủ nhận tiền Covid
Hãy thực hiện theo đúng các bước sau đây để nhận tiền hỗ trợ Covid theo nghị quyết 116
- Bước 1: Bạn truy cập vào website Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại đây
- Bước 2: Bạn chọn mục đăng ký để đăng ký tài khoản VssID nhận bảo hiểm online.
- Bước 3: Chọn cá nhân ⇒ Bạn nhập đầy đủ thông tin, chụp ảnh 4×6, chứng minh nhân dân 2 mặt, mã số bảo hiểm… Sau đó bạn sẽ được thông báo là đến cơ quan bảo hiểm quản lý mình để được hoàn tất thủ tục. Bạn cần đến trực tiếp cơ quan bảo hiểm đó để được cấp mật khẩu VssID. Sau khi có mật khẩu thì thực hiện lại các bước tiếp theo
- Bước 4: Chọn đăng nhập tài khoản theo mật khẩu được cấp và mã số bảo hiểm của bạn
- Bước 5: Chọn kê khai hồ sơ
- Bước 6: Bấm qua trang 2 ⇒ Chọn thủ tục “HỖ TRỢ NGƯỜI THAM GIA BHTN BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI DỊCH COVID-19“
- Bước 7: Chọn BHXH tỉnh/thành phố mà bạn đăng ký nhận hỗ trợ.
- Bước 8: Bạn nhập đầy đủ thông tin hệ thống yêu cầu
- Bước 9: Bạn chọn phương thức nhận tiền là tiền mặt tại cơ quan bảo hiểm hoặc qua tài khoản ngân hàng của mình. Tốt nhất là nên chọn qua tài khoản ngân hàng cho nhanh.
- Bước 10: Bạn nhập số tài khoản ngân hàng, chọn chính xác ngân hàng của mình
- Bước 11: Bạn nhập mã xác thực chọn xác nhận. Sẽ có một tin nhắn mã OTP gửi về điện thoại bạn nhập mã OTP vào trong web
- Bước 12: Hệ thống sẽ quay và cập nhật thông tin. Hoàn tất sẽ có tin nhắn gửi về điện thoại thông báo bạn đã đăng ký nhận hỗ trợ Covid theo nghị định 116 thành công.
Bước 13: Cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ tiến hành kiểm tra, rà soát và thông báo cho bạn kết quả có được nhận hỗ trợ hay không
Đối tượng được nhận hỗ trợ theo nghị quyết 116 bảo hiểm thất nghiệp
Hiện nghị quyết 116 đang được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Cách nhận hỗ trợ theo nghị quyết 116 trên đây được áp dụng cho đối tượng cá nhân là
- Người lao động đang thất nghiệp đã ngừng đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 1/1/2020 đến 30/9/2021
- Người lao động phải còn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu.
Các mức hỗ trợ nghị quyết 116 cho lao động thất nghiệp vì dịch Covid
Đối tượng | Mức hỗ trợ |
Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng | 1.800.000đ/ người |
Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng | 2.100.000đ/ người |
Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng | 2.400.000đ/ người |
Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng | 2.650.000đ/người |
Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng | 2.900.000đ/ người |
Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 132 tháng | 3.300.000đ/ người |
Lưu ý để thực hiện nhận hỗ trợ theo nghị quyết 116 bảo hiểm thất nghiệp thành công
- Bạn phải nhập đúng thông tin chính xác nếu không hệ thống sẽ bảo lỗi. Vì bảo hiểm xã hội có một hệ thống quản lý chung thông tin không trùng khớp sẽ không thực hiện được các giao dịch
- Vì rất nhiều người cùng thực hiện các thao tác này nên hệ thống sẽ thường xuyên lỗi. Thậm chí đến bước cuối cùng cũng có thể không xác nhận được mã OTP. Nhưng đừng lo lắng bạn hãy thực hiện lại thật nhiều lần chắc chắn sẽ thành công.
- Bạn có thể thường xuyên truy cập lại vào web http://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn để kiểm tra hồ sơ của mình đã được giải quyết đến đâu rồi.
Trên đây là cách nhận hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp Covid theo nghị quyết 116 hy vọng bạn đã nắm rõ và thực hiện thành công!
»Tin tức liên quan:
- Cách tra cứu quá trình đóng Bảo Hiểm Xã Hội.
- Cách tra cứu Số sổ bảo hiểm xã hội.
- Cách cập nhật số thẻ Căn Cước Công dân trên BHXH
- Cách đăng nhập Sổ Sức Khỏe Điện Tử
- Cách đăng ký 4G Viettel 1 tháng giá rẻ.